Mantle Network là gì? Thông tin về Mantle Network

Ethereum là mạng Blockchain hoạt động quá tải khi phải xử lý hơn một triệu giao dịch mỗi ngày. Vì vậy, để mở rộng quy mô Ethereum, nhiều giải pháp layer 2 đã được ra đời, trong đó nổi bật nhất phải kể đến Mantle Network. Vậy Mantle Network là gì? Có đặc điểm gì nổi bật? Hãy cùng iBlockchain tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

Mantle Network là gì?

Mantle Network (tiền thân của BitDAO) là một nền tảng công nghệ được phát triển bởi BitDAO và sự hậu thuẫn của sàn giao dịch lớn nhất thế giới Bybit. Nền tảng blockchain Layer 2 này được thiết kế để để mở rộng khả năng tương thích với EVM (Ethereum Virtual Machine). Nghĩa là tất cả hợp đồng và công cụ trên Ethereum có thể hoạt động trên cả Mantle Network mà không cần phải thay đổi hay chỉnh sửa quá nhiều. 

Với kiến trúc modular tạo ra từ công nghệ Optimistic Rollup và giải pháp data availability. Mantle Mantle mang đến khả năng xử lý giao dịch nhanh, chi phí giao dịch rẻ nhưng vẫn đảm bảo thừa hưởng yếu tố bảo mật từ Ethereum. Điều này, mở ra nhiều cơ hội cho các ứng dụng phi tập trung (dApps) và các dự án Web3.

Mantle Network là gì

Sản phẩm của Mantle Network

Mantle Network bao gồm 2 sản phẩm chính như sau:

Tham khảo thêm:  Bí quyết kết nối ví Metamask với Binance smart chain

Mantle Block Explorer

Đây là công cụ tích hợp đầy đủ các tính năng như: thông tin về token, lịch sử giao dịch, kiểm tra số block, mã Txn hash, kiểm tra các smart contract và theo dõi hiệu suất mạng lưới qua biểu đồ. Các tính năng này của Mantle Block Explorer cho phép người dùng kiểm tra chi tiết các số liệu on-chain trên mạng lưới. Ngoài ra với giao diện đơn giản, dễ sử dụng, Mantle Explorer mang đến trải nghiệm tương tự với các nền tảng phổ biến như Etherscan, BSCScan hay Solscan,…

Mantle Bridge

Đây là cầu nối hỗ trợ di chuyển các loại tài sản như: token ERC721, token ERC-20, ETH từ mạng Ethereum sang Mantle Network. Khi Bridge, có 2 loại token người dùng cần trả phí gồm

  • MNT (Mantle Network) rút từ mạng Mantle về Ethereum.
  • ETH (Ethereum) nhận tiền rút về từ mạng Ethereum.

Mantle Network là gì

Cách thức hoạt động của Mantle Netwwork

Mantle Network hoạt động dựa trên kiến trúc mô-đun kết hợp Optimistic rollups với một lớp mạng riêng biệt. Thay vì thực hiện các chức năng chính như: giao dịch, đồng thuận, giải quyết và lưu trữ trên cùng một lớp mạng duy nhất giống với các chuỗi blockchain đơn khối thì các quy trình này trên Mantle được xử lý trên các lớp mạng khác nhau. Lớp thực thi sẽ là nơi diễn ra các giao dịch và nó hoạt động tương thích với máy ảo của Ethereum. Sequencer của Mantle sẽ tạo ra các khối thứ cấp trên lớp thực thi L2 và gửi dữ liệu gốc đến lớp L1 (Ethereum chính)

Lớp Ethereum L1sẽ chịu trách nhiệm quan trọng về chức năng đồng thuận và giải quyết. Trong khi đó, Mantle với sự hỗ trợ của công nghệ Eigen Data Availability (EigenDA) thực hiện chức năng cuối là lưu trữ dữ liệu. EigenDA sẵn sàng chia sẻ thông tin đến với Ethereum chính trong các rollups để mở rộng quy mô Ethereum.

Tham khảo thêm:  Bitcoin và cú vượt mốc 72.000 trước bầu cử Mỹ

Mantle Network là gì

Mantle Network có đặc điểm gì nổi bật

Tương thích với EVM

Điều này đồng nghĩa với việc các nhà phát triển có thể triển khai các hợp đồng thông minh của Ethereum trên Mantle Network mà không cần thay đổi quá nhiều. Ngoài ra nhờ được xây dựng trên Ethereum nên mạng lưới mantle được thừa hưởng bảo mật tuyệt đối của Ethereum layer 1.

Kiến trúc mô-đun blockchain

Mantle Network ứng dụng kiến trúc mô-đun cso thiết kế độc đáo, cho phép người dùng xử lý giao dịch một cách dễ dàng và linh hoạt. Kiến trúc này giải quyết tốt vấn đề mở rộng, giúp giảm tải cho mạng Ethereum chính, từ đó tăng thông lượng mạng và tiết kiệm chi phí giao dịch. 

Công nghệ Optimistic rollup

Công nghệ Optimistic Rollup mà Mantle Network áp dụng mang đến giải pháp tiếp cận thông minh trong việc xử lý giao dịch ngoài chuỗi chính nhưng vẫn duy trì mức độ bảo mật tương tự như Ethereum nhờ vào các cơ chế kiểm chứng gian lận. Điều này sẽ làm tăng tốc độ giao dịch và giảm đáng kể chi phí.

Cải thiện tính sẵn có của dữ liệu Mantle Network

Việc tập trung vào cải thiện tính sẵn khả dụng của dữ liệu giúp Mantle Network duy trì sự an toàn và minh bạch của hệ sinh thái blockchain

Giảm phí gas

Nhờ vào công nghệ nén dữ liệu tiên tiến và cơ chế mô-đun hóa tính sẵn có của dữ liệu, người dùng có thể giảm đến 80% phí gas, đáp ứng nhu cầu của người dùng và mở ra cơ hội mới cho các dApps

Tham khảo thêm:  Tóm tắt toàn bộ sự kiện AMA – Unicorn Ultra x Cypto talkz

Mantle Network là gì

Token Mantle (MNT) là gì?

Token Mantle (MNT) là token gốc của mạng Mantle Network trong giải pháp mở rộng quy mô Ethereum Layer 2. MNT hoạt động như phương tiện thanh toán phí giao dịch và góp phần vào việc tăng cường tính bảo mật và phân cấp cho mạng lưới. Người dùng sở hữu MNT sẽ có quyền quản trị, cho phép họ tham gia đóng góp ý kiến, bỏ phiếu cho các quyết định nâng cấp giao thức và phân bổ quỹ. MNT có một tiện ích khác là Staking, cho phép chủ sở hữu mã thông báo bảo mật và tìm kiếm phần thưởng.

Thông tin về token Mantle của Mantle Network:

  • Token name: Mantle Token
  • Ticker: MNT
  • Blockchain: Ethereum, Mantle Network
  • Token Standard: ERC-20
  • Contract: 0x3c3a81e81dc49a522a592e7622a7e711c06bf354
  • Token Type: Utility, Governance
  • Total Supply: 6,219,316,795 MNT
  • Circulating Supply:  3,105,990,005 MNT
  • Phân bổ MNT Treasury: 49%
  • Circulating: 51%

Phân bổ của token Mantle: 

  • Mantle Treasury: 49%
  • Cung lưu thông: 51%

Tiện ích token MNT: 

  • Phí giao dịch 
  • Quản trị DAO trên mạng lưới Mantle 

Mantle Network là gì

Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi: Mantle Network là gì và các vấn đề liên quan đến việc mở rộng Layer 2 này. Hy vọng, bạn có thể hiểu sâu hơn về dự án này và tìm kiếm được những cơ hội đầu tư hấp dẫn. Nếu cần được hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với iBlockchain.